Giới thiệu chung

Lịch sử hình thành

Từ thời nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, quận Thanh Khê thuộc đất của nước Chiêm. Thời nhà Lý, nhà Trần, Nhà Hồ, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Nam Ô châu cũng có sự gằng co qua lại giữa Chiêm và Việt trong thời gian này. Thời nhà Hậu Lê, địa phương có tên xứ Thanh Khê thuộc thừa tuyên Quảng Nam đạo. Thời nhà Nguyễn, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Tourane.

Từ năm 1954 đến 6 tháng 1 năm 1973, được gọi là Quận nhì trực thuộc khu Đà Nẵng. Từ năm 1973 đến ngày 29 tháng 3 năm 1975 là Quận nhì trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1975 đến ngày Quận nhì được thay tên, quận Thanh Khê trực thuộc thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Từ 1997 đến nay Quận nhì được đổi tên là quận Thanh Khê, Thành phố Đà nẵng trực thuộc Trung ương.

Theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, quận Thanh Khê được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính, Vĩnh Trung thuộc khu vực II thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ. Quận Thanh Khê có 9,47 ha diện tích tự nhiên và 146.241 nhân khẩu, gồm 8 phường.

Năm 2005, 19,20 ha diện tích tự nhiên và 2.815 nhân khẩu của phường An Khê được chuyển về về phường Thanh Lộc Đán; 32 ha diện tích tự nhiên và 5.742 nhân khẩu của phường Thanh Lộc Đán được chuyển về phường An Khê và thành lập phường Hoà Khê thuộc quận Thanh Khê trên cơ sở 161,80 ha diện tích tự nhiên và 14.454 nhân khẩu của phường An Khê. Đồng thời, phường Thanh Lộc Đán được giải thể thành hai phường Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây.

Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập quận Thanh Khê trên cơ sở khu vực II thuộc thành phố Đà Nẵng cũ với 8 phường trực thuộc, bao gồm: An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính và Vĩnh Trung.

Sau khi thành lập, quận có 928 ha diện tích tự nhiên và 146.241 người.

Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP[9]. Theo đó:

• Điều chỉnh địa giới hành chính 2 phường: An Khê và Thanh Lộc Đán

• Thành lập phường Hòa Khê trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường An Khê

• Chia phường Thanh Lộc Đán thành 2 phường: Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây.

Quận Thanh Khê có 10 phường trực thuộc.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1251/NQ-UBTVQH15[2] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó:

• Điều chỉnh 1,03 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 15.220 người của phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu vào phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê.

• Sáp nhập phường Hòa Khê vào phường Thanh Khê Đông.

• Sáp nhập phường Tam Thuận vào phường Xuân Hà.

• Sáp nhập phường Vĩnh Trung vào phường Thạc Gián.

• Sáp nhập phường Tân Chính vào phường Chính Gián.

Sau khi điều chỉnh, quận Thanh Khê có 10,50 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 236.754 người.

Quận Thanh Khê có 6 phường trực thuộc như hiện nay.

 

Vị trí địa lý

Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên 10.5 km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng). Ranh giới tự nhiên như sau:

  • Phía Đông: Giáp quận Hải Châu.
  • Phía Tây : Giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu.
  • Phía Nam : Giáp quận Cẩm Lệ.
  • Phía Bắc : Giáp vịnh Đà Nẵng với đường bờ biển dài 4,287km.

Quận Thanh Khê có 06 phường, bao gồm: An Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Chính Gián, Thạc Gián

Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường không, quận Thanh Khê giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Quận Thanh Khê có chiều dài đường bờ biển 4,287km, với đặc điểm là bờ biển ngang nên không thuận lợi cho việc khai thác các dịch vụ thủy sản, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Quận Thanh Khê có đội tàu đánh cá khá lớn, nhưng điều kiện kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản rất cao.

Hệ thống giao thông

Đường biển: Phía Bắc quận Thanh Khê giáp Vịnh Đà Nẵng với chiều dài 4.287km nhưng do không có cảng biển nên không có điều kiện phát triển giao thông đường biển, chủ yếu các phương tiện tàu thuyền đánh cá của địa phương ra vào hoạt động đánh bắt thủy sản nhưng không tập trung.

Đường sắt: Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng. Ngoài chức năng vận tải hành khách và hàng hóa, ga Đà Nẵng còn là nơi điều hành, bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện tác nghiệp kỹ thuật của ngành đường sắt. Diện tích đất của ga và các công trình liên quan là 24ha, chiếm 2.6% diện tích đất toàn quận, hàng ngày khoảng 20 lượt tàu, với lượng hành khách và hàng hóa rất lớn. Tuy nhiên, với mạng lưới đường sắt đi sâu vào nội thị và cắt ngang qua các tuyến đường đô thị, thường xuyên gây ùn tắt giao thông và xảy ra tai nạn. Vì vậy, hiện nay thành phố Đà Nẵng cũng đã có chủ trương di chuyển ga Đà Nẵng ra khỏi khu vực nội thị.

Đường bộ: Đây là tuyến giao thông quan trọng nhất, gắn liền với việc vận tải hành khách, hàng hóa, giao thông đi lại, đối nội và đối ngoại của đô thị nói chung và quận Thanh Khê nói riêng. Sau nhiều năm đầu tư mở rộng, nâng cấp và phát triển đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Thanh Khê đã tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quận Thanh Khê.

Đường hàng không: Sân bay Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc của quận Thanh Khê, có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng của Việt Nam, là sân bay dự bị cho Tân Sơn Nhất, Nội Bài trên các chuyến bay quốc tế đi đến Việt Nam, là điểm trợ giúp quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế Đông Tây qua Việt Nam.

Dân số

Quận Thanh Khê có diện tích 9,5 km², dân số năm 2018 là 205.341 người, mật độ dân số đạt 21.615 người/km².

Quận Thanh Khê có diện tích 10,50 km², dân số năm 2023 là 236.754 người, mật độ dân số đạt 22.548 người/km².

×