Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch covid-19 theo Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng

Đọc bài viết 0:00

Ngày 03/08/2021, Phòng Tư pháp ban hành Công văn số 342/PTP-QLXLVPHC về việc hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị số 05/CT-UBND.
I. MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM PHỔ BIẾN

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH   HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Về hành vi không đeo khẩu trang tại nơi công cộng, không khử khuẩn theo quy định, không giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi tiếp xúc Điểm a, Khoản 1, Điều 12,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 2.000.000 đồng)
2. Về hành vi ra ngoài khi không thuộc các trường hợp cho phép theo quy định tại điểm a khoản 2 Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19 Khoản 2, Điều 14,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 7.500.000 đồng)
3.   Về hành vi tụ tập quá 02 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện Điểm c, Khoản 3, Điều 12,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng  đối với hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 15.000.000 đồng)
4.  Về hành vi che giấu, không khai báo y tế, khai báo không kịp thời hoặc khai báo gian dối, không trung thực hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc COVID-19, làm lây lan dịch bệnh COVID-19 Khoản 3, Điều 7,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:  Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 15.000.000 đồng)
5. Về Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ quy định tại khoản 3, khoản 6 Chỉ thị số 05/CT-UBND
a) Đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng
Điểm a, Khoản 3, Điều 12,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng  đối với hành vi Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 15.000.000 đồng;  đối với tổ chức là 30.000.000 đồng))
 
b) Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác
Điểm c, Khoản 3, Điều 12,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng  đối với hành vi Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 15.000.000 đồng;  đối với tổ chức là 30.000.000 đồng)
6.   Về hành vi  không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2, khoản 4, khoản 7 Chỉ thị số 05/CT-UBND (các cơ sở sản xuất, nhà máy không xây dựng phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo quy định; không tạm dừng các hoạt động thi công tại các công trình trên địa bàn thành phố; tổ chức nghi lễ đám tang trên 20 người; người dân ra khỏi thành phố trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 05/CT UBND ...) Khoản 2, Điều 14,  Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 7.500.000 đồng; đối với tổ chức là 15.000.000 đồng)
7. Về Hành vi không xét nghiệm SARS-CoV-2 theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình giám sát bệnh truyền nhiễm Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 2.000.000 đồng)
8. Về hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền a) Đối với người được xác định mắc COVID-19
Điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 17.500.000 đồng)
 
b) Đối với các người chưa được xác định là mắc COVID-19
Điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 7.500.000 đồng)
9. Về Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh COVID-19 gây hoang mang trong Nhân dân trên mạng xã hội Điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 7.500.000 đồng; đối với tổ chức là 15.000.000 đồng)
10. Về Hành vi đưa tin không chính xác hoặc không kíp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp - Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 12.500.000 đồng; đối với tổ chức là 25.000.000 đồng)
11. Về Hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 - Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; chống bạo lực gia đình.
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 4.000.000 đồng)
12. Về Hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý - Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn.
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu lợi do do định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý.
(Mức phạt tiền đối với cá nhân là 25.000.000 đồng; đối với tổ chức là 50.000.000 đồng)

II. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trích Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/9/2020 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)

Điều 113. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC trong lĩnh vực y tế bao gồm:

  1. Người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

  2. Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và công chức, viên chức trong các cơ quan được quy định tại Điều 112 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 103. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

     1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

          a) Phạt cảnh cáo;

          b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

          c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;

           d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

     2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

          a) Phạt cảnh cáo;

          b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

          c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

          d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;

          đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Thất Phương

×