Tìm kiếmĐóng tìm kiếm
Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển văn hóa trên địa bàn quận đến năm 2030”
Đọc bài viết
0:00
Sáng ngày 11/5/2022, tại Trung tâm hành chính quận, Ban Thường vụ Quận ủy tổ chức Hội nghị (mở rộng) bàn về chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển văn hóa trên địa bàn quận đến năm 2030”. Đồng chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí: Lê Tùng Lâm - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; đồng chí Hồ Thuyên, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận. Sau hội nghị, trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân quận về thực trạng công tác quản lý và phát triển văn hóa trên địa bàn quận trong thời gian qua, các ý kiến phát biểu tham luận, góp ý, Ban Thường vụ Quận ủy sẽ ban hành Thông báo kết luận chỉ đạo triển khai nội dung chuyên đề nêu trên trên địa bàn quận. Kết thúc hội nghị, đồng chí Lê Tùng Lâm - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy có một số phát biểu định hướng như sau:
Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát về xây dựng và phát triển văn hóa. Nhờ vậy, hoạt động văn hóa có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm chú trọng, góp phần tích cực cho việc giáo dục truyền thống địa phương. Việc xây dựng môi trường văn hóa được triển khai khá đồng bộ; hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn quận thường xuyên được bổ sung, đầu tư, từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa ở các cấp được củng cố, kiện toàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác văn hóa được quan tâm tạo điều kiện. Các hoạt động văn hóa được tổ chức đều khắp, nâng cao về chất lượng, từ đó đáp ứng được cơ bản nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần cho Nhân dân, tạo nền tảng cho việc triển khai hiệu quả các nội dung theo đúng tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII)....
Tuy nhiên, thực trạng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc chưa đồng bộ, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành văn hóa không có chuyên môn hoặc chưa được đào tạo chuyên môn sâu, hạn chế trong công tác tham mưu. Việc xây dựng môi trường văn hóa thực hiện chưa hài hòa giữa các địa phương; các di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm phát huy nhiều; việc liên kết các di sản văn hóa và phát triển du lịch chưa đạt hiệu quả. Một số thiết chế văn hóa cơ sở chưa phát huy hết hiệu quả, công năng sử dụng; chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa huy động đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia; nội dung và hình thức tổ chức chưa phong phú. Các công trình văn hóa, khu vui chơi giải trí chưa thật sự đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân. Hoạt động của đội ngũ văn nghệ sỹ chưa đạt cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự phát triển của khoa học công nghệ, những mặt trái của mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, đặc biệt giới trẻ. Môi trường văn hóa không gian mạng đa dạng, chưa được các cơ quan chức năng chọn lọc, định hướng kịp thời để người dân tham gia tìm hiểu…
Các tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, cụ thể các nguyên nhân chính đó là: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa chú trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội; chưa đặt văn hóa trong tổng thể mối liên hệ với chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội. Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, làm hạn chế khả năng sáng tạo và phối hợp hoạt động nhằm nâng cao chất lượng văn hóa. Công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC hiệu quả chưa cao. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, nhất là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của thông tin, truyền thông, mạng xã hội. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động văn hóa chủ yếu từ ngân sách nhà nước và còn hạn chế; việc huy động nguồn lực đầu tư xã hội hóa, vận động tài trợ chưa nhiều...
Đồng chí Bí thư Quận ủy đề nghị trong thời gian đến cần tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực văn hóa. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận; gắn với việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương và phát triển du lịch. Đẩy mạnh chuyển đổi số và khuyến khích, tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa. Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn quận giai đoạn 2021-2025” gắn với mục tiêu gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống con người Thanh Khê và nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát về xây dựng và phát triển văn hóa. Nhờ vậy, hoạt động văn hóa có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm chú trọng, góp phần tích cực cho việc giáo dục truyền thống địa phương. Việc xây dựng môi trường văn hóa được triển khai khá đồng bộ; hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn quận thường xuyên được bổ sung, đầu tư, từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa ở các cấp được củng cố, kiện toàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác văn hóa được quan tâm tạo điều kiện. Các hoạt động văn hóa được tổ chức đều khắp, nâng cao về chất lượng, từ đó đáp ứng được cơ bản nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần cho Nhân dân, tạo nền tảng cho việc triển khai hiệu quả các nội dung theo đúng tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII)....
Tuy nhiên, thực trạng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc chưa đồng bộ, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành văn hóa không có chuyên môn hoặc chưa được đào tạo chuyên môn sâu, hạn chế trong công tác tham mưu. Việc xây dựng môi trường văn hóa thực hiện chưa hài hòa giữa các địa phương; các di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm phát huy nhiều; việc liên kết các di sản văn hóa và phát triển du lịch chưa đạt hiệu quả. Một số thiết chế văn hóa cơ sở chưa phát huy hết hiệu quả, công năng sử dụng; chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa huy động đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia; nội dung và hình thức tổ chức chưa phong phú. Các công trình văn hóa, khu vui chơi giải trí chưa thật sự đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân. Hoạt động của đội ngũ văn nghệ sỹ chưa đạt cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự phát triển của khoa học công nghệ, những mặt trái của mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, đặc biệt giới trẻ. Môi trường văn hóa không gian mạng đa dạng, chưa được các cơ quan chức năng chọn lọc, định hướng kịp thời để người dân tham gia tìm hiểu…
Các tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, cụ thể các nguyên nhân chính đó là: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa chú trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội; chưa đặt văn hóa trong tổng thể mối liên hệ với chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội. Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, làm hạn chế khả năng sáng tạo và phối hợp hoạt động nhằm nâng cao chất lượng văn hóa. Công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC hiệu quả chưa cao. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, nhất là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của thông tin, truyền thông, mạng xã hội. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động văn hóa chủ yếu từ ngân sách nhà nước và còn hạn chế; việc huy động nguồn lực đầu tư xã hội hóa, vận động tài trợ chưa nhiều...
Đồng chí Bí thư Quận ủy đề nghị trong thời gian đến cần tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực văn hóa. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận; gắn với việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương và phát triển du lịch. Đẩy mạnh chuyển đổi số và khuyến khích, tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa. Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn quận giai đoạn 2021-2025” gắn với mục tiêu gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống con người Thanh Khê và nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Văn phòng Quận ủy
×